Chống Thấm Cổ Ống: Bảo vệ công trình khỏi rò rỉ nước

Cổ ống là vị trí giao nhau giữa đường ống và sàn bê tông, thường là khu vực dễ bị thấm nước nếu không được xử lý kỹ lưỡng. Nước thấm qua cổ ống có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Gây hư hỏng kết cấu công trình: Nước thấm dột có thể làm bong tróc lớp sơn, hỏng trần thạch cao bên dưới, thậm chí là phá hủy kết cấu dầm, sàn nhà, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Tạo môi trường cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển: Môi trường ẩm ướt trong khu vực cổ ống là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là trẻ em và người già.
  • Mất thẩm mỹ: Nước thấm dột có thể khiến khu vực cổ ống trở nên bẩn thỉu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình.

Do đó, việc chống thấm cổ ống là vô cùng quan trọng để bảo vệ công trình khỏi những tác hại do nước gây ra.

Phương pháp thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn, xuyên tường

Các cổ ống xuyên sàn, xuyên tường thường là những vị trí trọng yếu và có khả năng gây thấm nước cao, vì vậy bạn cần phải lưu ý thi công công thấm cho những khu vực này.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Đuc mở rộng cổ ống và vệ sinh thật sạch sẽ và vệ sinh nhằm thổi bay mọi vụn bê tông trên bề mặt đã đục.
  • Đặt ván khuôn bên dưới để vữa không chảy xuống tầng dưới hoặc chèn đáy hộp kỹ thuật bằng keo foam và xốp.
  • Đo chu vi của thanh trương nở sao cho khớp với chu vi cổ ống và cắt sẵn 1 đoạn.

Bước 2: Quét lớp hồ dầu Latex

  • Quét 1 lớp kết nối bám dính là hóa chất Latex đã trộn cùng nước, xi măng theo tỷ lệ chuẩn vào khu vực cổ ống và xung quanh cổ ống.

*lưu ý: không nên quét quá nhiều và quá dày.

Bước 3: Trộn vữa chảy không co ngót Sika Grout

  • Tiến hành trộn vữa chảy không co ngót Sika Grout theo tỷ lệ và rót vào trong hộp kỹ thuật (hộc chờ bê tông).
  • Rót đến cao độ thép sàn thì dừng.
  • Bạn cũng có thể quấn thanh trương nở trước khi rót vữa.
  • Khi rót vữa lưu ý sử dụng bay đầm nhẹ để vữa có thể dễ dàng lấp đầy khoảng trống.

Đây là dòng vữa chảy không co ngót nên khi chảy vữa sẽ dễ dàng len lỏi lấp kín hộc bê tông cổ ống.

Đổ vữa cao bằng một nửa hoặc 1/3 chiều dày của sàn thì dừng.

Hình ảnh

Bước 4: Quấn thanh trương nở

  • Với các thanh trương nở đã được đo đạc và cắt khớp với chu vi cổ ống từ trước.
  • Bạn quấn quanh thanh trương nở theo chu vi cổ ống (không nối đối đầu thanh cao su).
  • Thanh cao su trương nở phải được nối chắc chắn, ôm khít chặt cổ ống.
  • Tiến hành đổ vữa chảy không co ngót Grout để lấp đầy cổ ống.

Bước 5: Phủ chống thấm

Sau tầm 24 giờ lớp vữa đã đóng rắn bạn có thể tiến hành phủ lưới chống thấm, các chất chống thấm hoặc sơn chống thấm lên trên.

Lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống

  • Bề mặt cần chống thấm phải sạch sẽ, khô ráo và bằng phẳng.
  • Cần thi công chống thấm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Cần kiểm tra chất lượng công trình sau khi thi công để đảm bảo hiệu quả chống thấm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo