Công tác chuẩn bị mặt bằng trước khi chống thấm

Chống thấm Gia Huy thực hiện công tác “Chuẩn bị mặt bằng” Thực hiện tại Đa Sỹ – Hà Cầu – Hà Đông – Hà Nội . Quy trình thực hiện, kiểm tra và thực hiện được chúng tôi thực hiện có kế hoạch rõ rang và chi tiết nhất

Quy trình chuẩn bị mặt bằng trước khi chống thấm

Trám Vá Chân Tường

1. Kiểm tra bề mặt:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ bề mặt chân tường để xác định các vị trí có vết nứt, lỗ hổng hoặc chỗ bị hư hại.
  • Đánh dấu các vị trí cần trám vá.

 2.Làm sạch bề mặt:

  • Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc và các tạp chất khác trên bề mặt chân tường.
  • Rửa sạch bằng nước trước khi tiến hành trám vá.

3. Chuẩn bị vật liệu trám vá:

  • Sử dụng vật liệu trám vá phù hợp như vữa xi măng, hóa chất kết nối.
  • Trộn đều các thành phần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 4. Trám vá vết nứt và lỗ hổng:

  • Đổ vật liệu trám vá vào các vị trí đã đánh dấu.
  • Dùng bay hoặc dao trét để lấp đầy và làm phẳng bề mặt.

5. Làm mịn và hoàn thiện bề mặt:

  • Sau khi trám vá, làm mịn bề mặt bằng cách dùng bọt biển, chổi sơn.
  • Kiểm tra lại để đảm bảo bề mặt đã hoàn toàn mịn và không còn vết nứt.

 

Đục tẩy và vệ sinh bề mặt

  • Đục tẩy lớp vữa thừa bám dính trên bề mặt chống thấm.
  • Mài toàn bộ bề mặt.
  • Quét sạch bụi bẩn và các tạp chất khác.
  • Rửa  bề mặt bằng máy xịt áp lực và để khô nếu cần thiết (Phụ thuộc loại vật tư chống thấm áp dụng).
  • Trám vá các vị trí rỗ, lõm bằng vữa sửa chữa hay vữa tự san để đảm bảo bề mặt phẳng, đẹp.

Công tác chuẩn bị mặt bằng là quy trình quan trọng, yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả chống thấm và bảo vệ công trình khỏi tác động của nước mưa và độ ẩm. Tuân thủ đúng các bước và sử dụng vật liệu chất lượng cao sẽ giúp duy trì sự bền vững và tuổi thọ của công trình.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo